Lực lượng hai bên Trận_Di_Lăng

Phía Thục Hán, Lưu Bị lựa chọn 4 vạn quân[2]. Vì Hoàng Trung, Trương Phi đã mất, ông lại phải để Ngụy DiênMã Siêu phòng Tào Ngụy phía bắc, nên tham gia chiến dịch đông chinh có các tướng Mã Lương, Hoàng Quyền, Trình Kỳ, Trương Nam, Ngô Ban, Phùng Tập và Triệu Vân.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng Lưu Bị mang hết quân trong nước, tới 70 vạn người đi đánh Ngô. Các con Quan Vũ và Trương Phi là Quan HưngTrương Bào cũng làm tướng tham chiến để báo thù cho cha.

Các sử gia lý giải việc Lưu Bị không mang nhiều quân đi đánh Ngô có 2 nguyên nhân[2]:

  1. Nhân khẩu Ích châu không nhiều tới mức có thể điều động đến 70 vạn người như La Quán Trung nêu trong Tam Quốc diễn nghĩa.
  2. Ông phải bố trí số quân đáng kể phòng thủ sự xâm phạm của Tào Ngụy ở phía bắc

Phía Đông Ngô, Tôn Quyền giao binh mã cho Lục Tốn, theo sự tiến cử của Lã Mông trước khi qua đời. Quân Ngô có tổng số 5 vạn người[2], còn đông hơn lực lượng quân Thục. Sau khi Trình Phổ, Chu Du, Lỗ TúcLã Mông mất, các danh tướng Chu Thái, Cam Ninh cũng đang phải giữ chiến tuyến Hợp Phì để đối phó với quân Tào thường xuyên xâm lấn nên Tôn Quyền không thể điều động họ. Ông huy động Chu Nhiên, Phan Chương, Tống Khiêm, Hàn Đương, Tôn Hoàn và Từ Thịnh[6]. Bản thân Ngô vương Tôn Quyền tự mình cầm quân đóng ở quận Vũ Xương.

Qua bố trí lực lượng tướng và quân hai bên, các sử gia khẳng định từ đầu quân Ngô đã có ưu thế hơn quân đông chinh của Lưu Bị[6].